Câu chuyện thực tế thiết kế xây dựng, nói hoài công trình lớn e gây cảm giác hoành tráng. Sợ mọi người không tin, hôm nay xin nói về công trình nhỏ. Gọi là “nhỏ” với người kỹ sư thiết kế, về giá trị, chứ đã là xây dựng thì với ông/bà chủ dù là cái chuồng heo thì cũng vẫn là một số tiền lớn, một khoản đầu tư phải cân đo đong đếm. Do đó tâm thế khi thiết kế công trình nhỏ là “tinh”, làm kỹ đến từng thanh thép sao cho tiết kiệm nhất có thể.
Công trình là toà nhà văn phòng trụ sở cao 7 tầng, địa điểm mặt
phố Kim Ngưu, Hà Nội.
Thiết kế 2013. Đà hoàn thành đưa vào sử dụng.
Kết cấu chịu lực khung bê tông cốt thép toàn khối đơn giản
Nền móng
Địa chất khu vực xây dựng gần sông Kim Ngưu, rất yếu. Với lớp
bùn sét dày trên 20m từ mặt đất. Dựa trên quy mô tải trọng công trình, phương án
móng cọc ép được lựa chọn. Cọc vuông bê tông 250x250mm, chiều sâu cọc thiết kế
25m, sức chịu tải tính toán 30T một cọc.
Thực địa khi phá dỡ giải phóng mặt bằng đã có nhiều cọc cũ
200x200mm dưới đất. Vì không thể rút chúng lên được nên phải tính toán tận dụng
các cọc này cùng với việc ép cọc mới. Điều kiện thi công xây chen, không thoải
mái cho máy ép cọc thao tác. Đó cũng là lý do phải chọn loại cọc bé. Dù trên
nguyên tắc, dùng cọc lớn với số lượng ít thì kinh tế hơn dùng nhiều cọc nhỏ.
Lựa chọn 1 cọc cũ hiện trạng, 3 cọc mới làm cọc thử. Thí
nghiệm nén tĩnh cho kết quả thống nhất với dự báo thiết kế về sức chịu tải trọng
các cọc này. Từ đó làm cơ sở chấp thuận thi công cọc đại trà kèm theo điều kiện
dừng ép cọc: Lmin=21m, Pmax=45T, Pmin=75T.
(xem Điều kiện dừng ép cọc)
Cũng do địa hình chật hẹp khi ép một số cọc biên, phải thi công
ép cọc với đối tải công-xôn.
Lưu ý sơ đồ tính móng cọc xây chen, các đài cọc biên lệch tâm
cần xử lý một chút để tránh ra kết quả nội lực, và do đó là, cốt thép đài cọc,
giằng móng lớn một cách vô lý. Dựa trên thực tế móng chôn trong đất nên cần khoá
chuyển vị ngang trong sơ đồ tính và thêm độ cứng ngang của cọc.
🎁Đính kèm
là thuyết minh thiết kế kết cấu móng công trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét