Mandarin Garden 2 | Thiết kế xây dựng hơn 150.000m2 sàn hỗn hợp Cao tầng


Thiết kế xây dựng năm 2014, khởi công 2015. Dự án đã hoàn thiện đi vào vận hành năm 2017.

Đây là dự án tháp đôi gồm 2 toà căn hộ 32 tầng, tổng diện tích sàn hơn 150.000m2. Vị trí nằm ngay mặt phố Tân Mai mới rộng rãi, tạo ra giá trị lớn cho các bất động sản căn hộ. Ngôn ngữ thiết kế kiến trúc hình khối hiện đại một cách đơn giản. Mặt đứng hình thành giật bậc theo chiều cao, đảm bảo mật độ xây dựng theo quy hoạch, tránh cảm giác đơn điệu như hộp diêm, thoáng gió tự nhiên cho tất cả căn hộ. Tư vấn thiết kế tập trung tối đa vào công năng chính là nhà ở, sản phẩm bất động sản kinh doanh chủ chốt. Các căn hộ được thiết kế mặt thoáng cho tối đa số phòng. Thiết kế này cũng tạo tầm nhìn thông thoáng mọi góc, mang đến trải nghiệm ở tiện nghi nhất cho cư dân. Chính vì vậy chủ đầu tư thêm tiện ích bể bơi trên mái khối đế, vốn là 6 tầng trung tâm thương mại. Không gian đõ xe cực rộng rãi dưới 2 tầng hầm, thực tế coi là 3 tầng với hệ thống đỗ xe tự động 2-3 tầng ở hầm 1.

Thiết kế kết cấu Mandarin Garden 2


Xuất phát từ yêu cầu tối đa hoá công năng căn hộ ở, các kỹ sư thiết kế kết cấu đưa ra nhiều phương án để cân nhắc lựa chọn từ giai đoạn thiết kế ý tưởng, gồm các hạng mục sau:

 

Phương án lưới cột

Ý tưởng thiết kế kết cấu chịu lực tầng căn hộ điển hình

Ý tưởng thiết kế kết cấu chịu lực tầng căn hộ điển hình

Tư duy xuất phát từ mặt bằng căn hộ để tư vấn thiết kế lưới cột. Cột dẹt được chọn luôn, để tối ưu diện tích thông thuỷ, là diện tích kinh doanh thành tiền cho chủ đầu tư, theo quy định của luật xây dựng mới. Nếu dùng kết cấu cột vuông vừa choán mất diện tích, vừa mất thẩm mỹ nội thất.

Đẹp nhất là cột ẩn hẳn trong tường, các kỹ sư thiết kế đã chọn chiều dày cột là 250mm. Nên thi công cột bằng ván khuôn gỗ ép, để mặt bê tông hoàn thiện phẳng đẹp không cần trát cột. Chiều dày cột do đó bằng chiều dày tường xây cả trát. Chiều dài cột theo tính toán chịu lực, chiều dài còn lại là tường xây gạch theo tường ngăn.

 

Phương án kết cấu sàn

Như đã nói, kết cấu sàn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí xây dựng. Do đó kỹ sư thiết kế đều phải dành thời lượng lớn quan tâm và thuyết phục cho lựa chọn của mình về kết cấu này.

Đưa lên bàn cân với sàn Dự ứng lực, với lưới cột có nhịp không lớn khối căn hộ, phương án kết cấu sàn dầm được lựa chọn. Chiều rộng dầm thiết kế bằng chiều rộng cột, để thuận lợi cho thi công và cấu tạo liên kết với cột khung. Do đó dầm cũng ẩn trong tường ngăn, chiều cao dầm có thể lựa chọn thoải mái theo yêu cầu chịu lực. Một lý do nữa sử dụng sàn dầm cho công năng nhà ở, là các vị trí giật cốt sàn vệ sinh, loggia, lỗ mở kỹ thuật rất nhiều. Nếu dùng dự ứng lực sẽ phức tạp cho cấu tạo kết cấu sàn, không linh hoạt nếu muốn khoan đục theo nội thất thay đổi trong các căn hộ sau này.

Việc thiết kế kết cấu dầm ẩn tối đa trong tường ngăn, không có dầm đi giữa phòng nên chiều cao thông thuỷ đến trần bê tông của các phòng cao đến 3m. Đây là lợi ích rất lớn xét về tiện nghi, độ sang trọng nhất là cho không gian phòng khách.

Ý tưởng thiết kế kết cấu căn hộ-Góc hình dung khung chịu lực phòng khách

Ý tưởng thiết kế kết cấu căn hộ-Góc hình dung khung chịu lực phòng khách

Ý tưởng thiết kế kết cấu căn hộ-Góc hình dung dầm phụ trên hành lang

Ý tưởng thiết kế kết cấu căn hộ-Góc hình dung dầm phụ trên hành lang

 

Phương án nền móng

Với quy mô số tầng lớn, chỉ có móng cọc khoan nhồi là kết cấu phù hợp. Do số lượng cọc lớn, người kỹ sư thiết kế cần tối ưu kết cấu cọc. Chọn cọc lớn cho khối tháp và đường kính nhỏ hơn cho khối đế.

Thiết kế kết cấu-Các phương án cọc so sánh

Thiết kế kết cấu-Các phương án cọc so sánh

- Phương án 1: D1500 và D1000 💶164 tỷ

- Phương án 2: D1200 và D1000 💶170 tỷ

Khái toán riêng chí phí cọc cho thấy phương án 1, cọc D1500, có số lượng cọc (do đó là tiến độ khoan cọc) và chi phí cũng nhỏ hơn. Nếu xét thêm tiền móng phải to hơn cho số cọc D1200 nhiều hơn, thì lý do chọn phương án D1500 càng thuyết phục.

 

Lựa chọn phương án kết cấu sàn hầm 2: nên làm sàn phẳng cho dễ đổ hay làm sàn có dầm (dầm móng)? Sau khi đong đếm so sánh kinh tế, kỹ sư kết cấu buộc phải lựa chọn phương án sàn có dầm móng, cụ thể như sau:

Khái toán riêng chi phí xây dựng dầm sàn hầm 2:

- Phương án 1: Sàn không dầm dày 600mm 💶50 tỷ

- Phương án 2: Sàn dày 350mm có dầm móng 💶42 tỷ

 

Biện pháp thi công tầng hầm

Tầng hầm trải hết khu đất với diện tích hơn 1ha. Kỹ sư thiết kế dự kiến biện pháp thi công tầng hầm khá tương đồng với dự án Mipec Tower: đào mở hố lớn kết hợp Semi-topdown chống giữ vành quanh chu vi tầng hầm, dùng Kingpost thép hình chôn trong cọc làm cột chống tạm.

Vị trí đào sâu nhất là khu vực trạm xử lý nước thải, ngầm dưới sàn hầm 2 (chiều sâu tương đương 4 tầng hầm). Bài toán chống giữ hố đào cho khu vực nguy hiểm nhất này, cần được thực hiện trên mô hình Plaxis, là bài toán 2 lớp tường chắn đất.

Các hố đào móng dưới lõi thang máy cũng có chiều sâu lớn, đòi hỏi thêm lớp cừ khi đào tương tự.

Dưới đây xin tóm tắt các bước thi công tầng hầm dự án:

(nếu không thích nghe âm thanh các bạn bật Vietsub lên nhé, nút CC)



🎁Đínhkèm là thuyết minh thiết kế xây dựng tính toán hố đào biện pháp thi công tầng hầm

Kỹ năng liên quan:





Bạn có thể thích những bài đăng này:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét